“Những điều kiêng kỵ khi đi đám ma là gì” luôn là câu hỏi của chúng ta khi vô tình nghe phải những lời đồn thổi ẩn chứa trong những câu chuyện được truyền tai từ dân gian. Đi đám tang là một phong tục không thể thiếu đối với người Việt Nam, nó không chỉ là cách thể hiện nỗi niềm thương tiếc đối với sự ra đi của người đã mất, mà nó còn là cách sẻ chia nỗi buồn cùng gia đình người mất. Tuy nhiên, để có thể tránh những điềm không may xảy đến sau khi tham dự tang lễ, bạn cần lưu ý những điều kiêng kỵ sau. Ngay trong bài viết này, Hoa Viên Bình An sẽ tổng hợp những điều cấm kỵ trong tang lễ để mọi người cùng tìm hiểu và chia sẻ đến người thân, bạn bè của mình nhé!
Khi tham gia đám ma, có một số điều bạn nên tránh để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Dưới đây là một số điều không nên làm:
1. **Trò Chuyện Quá Ồn Ào**: Tránh nói chuyện lớn tiếng hoặc cười đùa. Không khí đám tang thường nghiêm trang, và việc trò chuyện ồn ào có thể gây khó chịu cho người khác.
2. **Ăn Mặc Không Đúng**: Nên chọn trang phục trang trọng và lịch sự. Tránh mặc trang phục quá sặc sỡ hoặc không phù hợp với hoàn cảnh.
3. **Chụp Ảnh Không Phép**: Không chụp ảnh hoặc quay video trong buổi lễ nếu không được phép. Việc này có thể gây phiền hà và không tôn trọng không gian riêng tư.
4. **Tham Gia Mà Không Tham Dự Đúng Cách**: Đảm bảo rằng bạn tham gia vào các nghi lễ theo đúng cách và không làm gián đoạn các nghi thức của đám tang.
5. **Nói Những Điều Không Hợp Lý**: Tránh đưa ra các nhận xét không phù hợp hoặc không cảm thông, như bình luận về nguyên nhân cái chết hoặc phán xét về người đã khuất.
6. **Đem Theo Trẻ Em**: Nếu không có lý do chính đáng, nên tránh đưa trẻ em đến đám tang vì có thể gây sự ồn ào và khó chịu cho người khác.
7. **Tránh Những Cử Chỉ Thái Quá**: Không nên thể hiện cảm xúc quá mức, như khóc lóc quá nhiều hoặc hành động thái quá. Cần giữ thái độ bình tĩnh và tôn trọng.
8. **Bỏ Qua Quy Tắc Phong Tục Địa Phương**: Nên tìm hiểu và tuân theo các phong tục, tập quán và quy tắc địa phương liên quan đến đám tang.
9. **Nói Những Lời An Ủi Không Thích Hợp**: Tránh nói những câu an ủi kiểu như "Ông/Bà đã sống đủ lâu" hay "Thôi thì cũng không có gì nghiêm trọng". Những câu này có thể khiến người khác cảm thấy không được thấu hiểu.
10. **Quên Cảm Ơn Người Đã Mời**: Nếu bạn được mời đến đám tang, hãy đảm bảo rằng bạn cảm ơn gia đình hoặc người tổ chức đám tang khi ra về.
Những điều kiêng kỵ trong đám tang, tuyệt đối không nên phạm phải kẻo rước họa vào thân
Từ xa xưa ta đã được dạy không ít lần về những điều kiêng kỵ khi đi đám ma. Việc kiêng kỵ này không chỉ đối với người thân gia đình có đám hiếu, mà ngay cả những vị khách tham dự cũng cần lưu ý để tránh “rước họa vào thân”.
Những điều kiêng kỵ trong đám tang
Những điều kiêng kỵ trong đám tang
Khi đi viếng đám tang
Không diện trang phục nhiều màu sắc, quá lòe loẹt
Khi viếng đám tang, bạn cần chọn những trang phục có tone màu trầm như đen hoặc trắng. Bên cạnh đó, trang phục phải lịch sự, kín đáo, tuyệt đối không được diện những trang phục có màu sắc quá sặc sỡ hay khoét hở tạo cảm giác phản cảm cho người nhìn và ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của buổi lễ.
Không được thề thốt với người đã mất
Khi tham dự đám tang, tuyệt đối không bao giờ được hứa hẹn hay thề thốt bất kỳ điều gì với người đã khuất. Đặc biệt là thề thốt nhưng không thực hiện được, họ có thể sẽ đi theo bạn vì lời chính lời hứa hẹn đó. Chưa kể, việc thất hứa với người mất cũng là điều mà bạn không nên phạm phải. Đến tang lễ, bạn chỉ nên thắp hương và cầu nguyện cho linh hồn của người mất được ra đi thanh thản và sớm được siêu thoát.
Không để chuông điện thoại quá lớn ở đám tang
Trước khi đi đám viếng, bạn cần kiểm tra điện thoại xem đã cài đặt trạng thái im lặng hay chưa, hoặc để tránh bỏ lỡ việc quan trọng, bạn cũng cần điều chỉnh âm lượng xuống mức thấp để tránh gây ồn ào trong buổi lễ. Và điều tệ nhất là nếu bạn cài nhạc chuông vui nhộn thì chắc hẳn sẽ nhận được ánh mắt không thiện cảm từ những người xung quanh.
Những điều kiêng kỵ trong đám tang
Những điều kiêng kỵ khi viếng đám tang
Không nói chuyện lớn tiếng ở tang lễ
Khi tham dự tang lễ, bạn cũng không nên cười nói quá lớn, đặc biệt không được đùa giỡn, trêu ghẹo dưới bất kỳ hình thức nào. Việc này không chỉ thể hiện bạn là người thiếu văn hóa mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến không khí tang lễ.
Tránh việc rơi nước mắt khi khâm liệm
Khi khâm liệm người mất, bạn không được để nước mắt của mình dính vào người mất. Theo quan niệm tâm linh, điều này sẽ khiến con cháu làm ăn khó khăn và người mất khó an lòng. Chính vì thế, khi tham dự tang lễ dù sự việc đau lòng nhưng bạn cần tránh rơi nước mắt ở nơi gần người mất, đặc biệt là tránh để nước mắt rơi vào thi hài.
Không được khen người quá cố đẹp trai/đẹp gái
Nếu đi đám tang, người mất có khuôn mặt phúc hậu, ưa nhìn thì bạn cũng không được khen, dù chỉ là lời bâng quơ. Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa, nếu khen thì họ sẽ đi theo mình. Do đó, bạn hãy lưu ý điều này khi tham dự tang lễ nhé.
Sau khi đi viếng đám tang
Tránh thăm nhà người khác sau khi tham dự đám tang về
Sau khi viếng đám tang thì bạn tuyệt đối không ghé thăm bất kỳ nhà nào khắc dù có việc gấp hay thế nào đi chăng nữa. Hãy đi thẳng về nhà, vệ sinh cá nhân thay đồ rồi mới tiếp tục thực hiện những việc khác bạn nhé.
Bạn cũng không nên kiểm tra chuồng trại ngay khi vừa đi đám tang về, vì điều này có thể khiến cho vật nuôi bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
Những điều kiêng kỵ sau khi viếng đám tang
Những điều kiêng kỵ sau khi viếng đám tang
Đốt vía sau khi đã dự đám tang
Điều kiêng kỵ khi đi đám tang mà nhất định bạn phải làm đó là đốt vía sau khi dự đám tang về. Tại đám tang thường mang nặng âm khí rất dễ gây bệnh, nhiễm khuẩn. Vì vậy, những người có sức khỏe yếu khi đi dự đám tang về đôi lúc sẽ khiến sức khỏe trở nên tệ hơn. Nếu không thể không tham dự đám tang, bạn cần đốt vía bằng than, vỏ bưởi và bồ kết để loại bỏ đi phần nào âm khí. Ngoài cách này, bạn có thể đun một nồi nước cùng với lá chanh, lá bưởi hay sử dụng tinh dầu chanh sả để xua đi khí lạnh.
Hiện nay, ở nhiều nơi tổ chức tang lễ, họ thường đốt vỏ bưởi hoặc bồ kết liên tục trong thời gian cử hành tang lễ. Cách này sẽ giúp giải trừ uế khí và mọi người sau khi tham dự đám tang cũng có thể giảm phần nào khí lạnh vây quanh.
Hạn chế tiếp xúc người thân sau khi dự đám tang
Sau khi đi đám tang về bạn không nên tiếp xúc ngay với trẻ em, người có tuổi sức đề kháng yếu hay phụ nữ có thai hoặc những người đang bị bệnh. Hãy tắm rửa, hơ người trước khi tiếp xúc với người thân của mình bạn nhé.
Những việc nên làm sau khi đi viếng đám tang
Sau khi đi viếng đám tang về bạn nên làm những việc sau đây:
- Đặc sẵn ở cửa ra vào một lò than ấm đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hơi nóng của than và hương thơm của khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, đồng thời giúp thân nhiệt của bạn được cân bằng, ổn định và giảm khả năng nhiễm khuẩn.
- Uống rượu tỏi hoặc ngậm gừng sống sau khi đến đám tang cũng giúp bạn giảm khí lạnh trong người và nhanh chóng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với người có đề kháng yếu.
- Bỏ vài nhánh tỏi vào túi quần hoặc bôi dầu lên cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn được phát tán trong không khí.
- Làm sạch quần áo, không mặc lại hay giữ lâu bộ quần áo đi đám tang trên cơ thể. Trong tang lễ đông đúc, chật chội sẽ có nhiều vi khuẩn bám vào quần áo, việc giặt sạch quần áo có tác dụng tẩy sạch các loại vi khuẩn và giúp cơ thể không bị nhiễm bệnh.
Những việc nên làm sau khi đi viếng đám tang
Những việc nên làm sau khi viếng đám tang
Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra rất nhiều những lưu ý khi tham dự đám ma cũng như những việc cần làm sau thi tham dự tang lễ. Mong rằng qua bài viết này, Hoa Viên Bình An đã mang đến bạn những thông tin hữu ích trong cuộc sống, từ đó giúp bạn tránh được những điều đáng tiếc không đáng có trong tâm linh.
shop hoa tươi,
Lượt xem : 70
Hỗ trợ 3: 0917.386.059
Những câu hỏi thường gặp